Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa đất nước Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa đất nước Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Văn hóa đất nước Singapore

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.

Ngôn ngữ

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.

Tôn Giáo

Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giá.

Con người


Hợp nhất trong đa dạng là triết lý phát triển của thành phố quốc tế này. Mặc dù vị trí địa lý đóng góp một phần trong sự thành công của Singapore, nhưng nhân tố chủ yếu của sự thành công này là chính là con người. Dù không được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng sức mạnh của Singapore lại nằm ở tinh thần làm việc cần cù, khả năng dễ thích nghi và đức tính kiên cường của người dân nơi đây.

Dân số Singapore vào khoảng 4 triệu người với 77% là người Trung Hoa, 14% là người Mã Lai, 8% là người Ấn Độ và 1% là người lai Âu Á và người có nguồn gốc khác. Cư dân nguyên thủy ở vùng đất này là ngư dân Mã Lai, nhưng kể từ khi Sir Stamford Raffles đến đây và thiết lập một trạm thông thương buôn bán của người Anh, Singapore đã trở thành vùng đất có sức thu hút mạnh đối với dân di cư và các thương gia. Những người này đến Singapre từ các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Trung Đông để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho gia đình họ. Mặc dù việc kết hôn qua lại giữa các sắc dân đã diễn ra nhiều năm, mỗi nhóm chủng tộc ở Singapore vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình đồng thời phát triển như một bộ phận không thể thiếu của cộng đồng dân cư Singapore.