Hiển thị các bài đăng có nhãn hinh ảnh về singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hinh ảnh về singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Singapore và giấc mơ Silicon Valley

Với tham vọng muốn  xây dựng một Thung lũng Silicon tại đảo quốc sư tử với số dân tầm khoảng 5,4 triệu người thì có vẻ đó là một giấc mơ. Singapore đang xây dựng  bằng nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và thu hút doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy ước mơ này trở thành điều thật sự.


Dường như bị kích thích bởi giao dịch Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD mới đây, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp công nghệ của Singapore đang đặt cược rằng một ngày nào đó, Facebook cũng để ý đến một doanh nghiệp của đảo quốc.

Thực tế, cho đến nay, Singapore vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ Google hay Facebook, thậm chí là chưa có dịch vụ nhắn tin như Wechat của Trung Quốc. Nhưng đảo quốc đã có nhiều thành công trong đổi mới các ngành công nghiệp khác, như công nghệ sinh học, phương tiện truyền thông và giải trí. Đất nước này sở hữu một nền tảng công nghệ vượt bậc và hạ tầng hoàn hảo để triển khai những thương vụ công nghệ.

Bên cạnh đó, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ dân số tiếp cận với internet và sử dụng điện thoại thông minh. Với những chính sách không ngừng cải thiện hạ tầng mạng, vấn đề băng thông sẽ không ảnh hưởng đến sự đổ bộ của các làn sóng công nghệ. Các thương hiệu lớn trong làng công nghệ như Facebook, Google hay Yahoo đều đã có chi nhánh ở đây. Đây là nơi tốt nhất đề gầy dựng một công ty toàn cầu, một phần nhờ vào môi trường kinh doanh mở và thuế ở mức trung bình.

Thay vì đi theo chính sách hạn ngạch của thung lũng công nghệ, Singapore có chính sách visa cởi mở hơn cho những người có đủ phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm. Thậm chí các công ty này có thể cho thuê nhân lực đối với các trung tâm phát triển trong vùng như Việt Nam, Campuchia và Philippines.


Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Lý Hiển Long đã đầu tư 79 triệu USD khởi động giai đoạn đầu của dự án trị giá 16 tỷ USD trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng của Mỹ như Andreessen Horowitz đã đầu tư cho một số doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả trang web video Viki (nhà bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản RakutenInc. đã mua lại với giá 200 triệu USD hồi tháng 9 năm ngoái).

Một công ty công nghệ cao của Singapore thu hút các nhà đầu tư là RedMart, một dịch vụ giao hàng trực tuyến thành lập trong năm 2011, đã thu hút hơn 10 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đồng sáng lập Facebook. Các doanh nghiệp khởi sự “start up” thường nhóm họp tại một tòa nhà, thường được gọi là “Khối 71″, phía tây của trung tâm thành phố.

Hugh Mason, một doanh nhân 47 tuổi người Anh, cho biết có khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp và hơn 1 tỷ USD đầu tư đang hoạt động tại tòa nhà này. Đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ cao của Singapore năm ngoái đạt 1,71 tỷ USD, tăng từ con số 27,9 triệu USD năm 2011. Chính phủ Singapore học hỏi Israel đã phát triển một ngành công nghiệp công nghệ mạnh mẽ trong những năm qua. Đã có một chương trình của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp “start up” từ năm 2010.

Theo chương trình này, chính phủ đồng đầu tư lên đến 85% vốn cho các doanh nghiệp được lựa chọn, tương đương với 500.000 USD. Hiện nay có 15 vườn ươm và hơn 100 doanh nghiệp tham gia chương trình này. Douglas Abrams, người có 14 năm làm việc tại JPMorgan ở New York, cho biết đã có một sự gia tăng đáng kể về sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường công nghệ tại Singapore, đặc biệt là khi doanh nghiệp “start up” được mua hoặc bán chứng khoán.

Razmig Hovaghimian, một người Mỹ 38 tuổi, cho biết đã chọn Singapore làm trụ sở chính cho công ty của mình là vì hòn đảo này gần gũi với các thị trường châu Á quan trọng.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Tham quan vườn hoa Nyee Phoe

Singapore – thiên đường du lịch được nhiều du khách trên thế giới háo hức chọn làm điểm đến trong hành trình khám phá Châu Á của mình. Với một loạt các điểm đến nổi tiếng giúp Singapore trở thành trung tâm du lịch Châu Á như công viên Sư tử biển, đảo Sentosa, khu China Town, Little Indian, vườn chim Jurong, Cầu cảng Clarke, nhà hát Esplanade…Đó là những địa danh du lịch ngự trị ở trung tâm nhưng một khi bạn đã đi ra ngoại thành thì không thể không ghé qua vườn hoa Nyee Phoe nhé! Vườn hoa là một trong những địa điểm tham quan thú vị khi muốn tìm đến không gian yên bình .



Nếu bạn muốn thoát khỏi không gian ồn ào náo nhiệt cũng như nhịp sống hối hả ở chốn thị thành thì hãy tìm đến vùng nông thôn để tìm sự bình yên và lắng động tâm hồn bên vẻ đẹp ngút ngàn nơi đây nhé!

Vườn hoa Nyee Phoe ngự trị trên một diện tích rộng lớn, là một khu vườn ươm quy mô với tất cả các loại cây hoa và tất cả các vật liệu làm vườn khác.

Với những bông hoa tỏa sắc rực rỡ trong ánh bình minh tạo nên một thảm tranh sinh động sẵn sàng cuốn mỗi tâm hồn hòa nhịp vào. Du khách đến vườn hoa có thể thư thả dạo bộ quanh khu vườn và ngắm nhìn những bông hoa từ đủ các chủng loại đang đua sắc rực rỡ. Cùng với đó, tại khu vườn ươm này, du khách còn có thể tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên phù hợp cho việc tạo dựng cảnh quan vườn theo chủ đề, không gian khác nhau.

Vườn hoa được thiết kế hết sức bắt mắt với cây cối, hồ nước đan xen trông rất tuyệt khiến cho mỗi bước chân du khách khi đã dạo bước đến đây đều phải ngập ngừng. Ý tưởng thiết kế khu vườn này bắt đầu là loại hình kinh doanh theo hộ gia đình và đến 1911 và đã phát triển thành chuyên gia cảnh quan và thiết kế hàng đầu tại Đông Nam Á.

Những người yêu thích hoa lan thì có lẽ vườn hoa Nyee Phoe là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Đến đây chắc chắn du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp quyến rũ của hoa lan với cảnh quan và hoa lan nở rộ phủ kín mọt diện tích rộng đến 43 ha. Đồng thời vườn lan khổng lồ này cũng chính là nơi xuất khẩu loài hoa lan thượng hạng đến những nước lớn như Úc, Mĩ, Nhật.


Vườn hoa Nyee Phoe quả thực là một thiên đường dành cho kẻ si hoa. Được ngắm hoa và thả hồn bên vẻ đẹp bất tận của ánh hoàng hôn buông phủ bên vườn hoa khiến cho mỗi tâm hồn được bình yên đến lạ.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Văn hóa đất nước Singapore

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.

Ngôn ngữ

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.

Tôn Giáo

Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giá.

Con người


Hợp nhất trong đa dạng là triết lý phát triển của thành phố quốc tế này. Mặc dù vị trí địa lý đóng góp một phần trong sự thành công của Singapore, nhưng nhân tố chủ yếu của sự thành công này là chính là con người. Dù không được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng sức mạnh của Singapore lại nằm ở tinh thần làm việc cần cù, khả năng dễ thích nghi và đức tính kiên cường của người dân nơi đây.

Dân số Singapore vào khoảng 4 triệu người với 77% là người Trung Hoa, 14% là người Mã Lai, 8% là người Ấn Độ và 1% là người lai Âu Á và người có nguồn gốc khác. Cư dân nguyên thủy ở vùng đất này là ngư dân Mã Lai, nhưng kể từ khi Sir Stamford Raffles đến đây và thiết lập một trạm thông thương buôn bán của người Anh, Singapore đã trở thành vùng đất có sức thu hút mạnh đối với dân di cư và các thương gia. Những người này đến Singapre từ các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Trung Đông để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho gia đình họ. Mặc dù việc kết hôn qua lại giữa các sắc dân đã diễn ra nhiều năm, mỗi nhóm chủng tộc ở Singapore vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình đồng thời phát triển như một bộ phận không thể thiếu của cộng đồng dân cư Singapore.