Chợ Thieves trên đường Sungei là một trong những khu chợ trời tốt nhất và nổi tiếng nhất ở Singapore đối với du khách lẫn người dân địa phương. Chợ được hình thành từ những năm 1930 và thực sự là địa điểm mua sắm đáng quan tâm ở Singapore với hơn 400 sạp hàng bán đủ mọi thứ, từ đĩa hát nhựa, đồng hồ quả lắc, đồ ăn, máy ảnh cũ cho đến mặt khánh Phật và giày leo núi.
Ngày xưa, đây là điểm tiêu thụ đồ trộm cắp, như nguồn gốc tên gọi của nó, nhưng ngày nay, tất cả hàng hóa ở đây đều có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Nếu bạn đã chán các trung tâm mua sắm được trang bị điều hòa sành điệu của Singapore và muốn tới một khu chợ đường phố rực rỡ sắc màu, nơi bạn có thể mặc cả bớt một thêm hai thì đừng bỏ lỡ khu chợ trời lúc nào cũng tấp nập và sôi động này.
Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
11h sáng - 7h tối hàng ngày
HẠNG MỤC
Chợ đường phố, Khu chợ
ĐẶC ĐIỂM
Giá rẻ, Phong cách Indie, Bản sắc địa phương
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014
Tác phẩm Việt trên Sân khấu Nghệ thuật Singapore
Cuối tuần vừa qua, những người yêu nghệ thuật khắp nơi trên thế giới đổ về Singapore để thưởng thức hàng ngàn tác phẩm đương đại được trưng bày trong hai sự kiện mỹ thuật quốc tế lớn ở đảo quốc này.
Cổng vào Art Stage Singapore là một tác phẩm bằng tre uốn vòng vèo. Năm nay là năm thứ tư sự kiện này được tổ chức, quy tụ hơn 130 gallery, 600 nghệ sĩ từ 28 nước và hơn 40.000 khách tham gia.
Đó là Art Stage Singapore (Sân khấu Nghệ thuật Singapore, diễn ra từ ngày 16 đến 19.1 tại Marina Bay Sands Expo & Convention Center) và Singapore Biennale 2013 (từ 26.10.2013 đến 16.2.2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Singapore). Giữa rừng tác phẩm muôn màu muôn vẻ mà phải mất vài ngày, thậm chí cả tuần mới xem hết được, chúng tôi vui mừng khi tìm được những tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam hoặc gốc Việt.
Các tác phẩm đương đại trưng bày trong sự kiện hầu hết đều không dễ hiểu. Chẳng hạn tác phẩm Formation of silence (tạm dịch: Sự hình thành của nỗi im lặng) của nghệ sĩ Juz Kitson, Australia làm từ nhiều chất liệu: nhựa, xương, đất sét, gỗ, lông ngựa và tóc người, diễn tả “chủ đề muôn thuở: tình yêu, cái chết và nỗi khao khát”. Có thể thấy yếu tố dục tính khi nhìn kỹ chi tiết tác phẩm.
Tác phẩm sắp đặt In the stillnesss… a still small voice (Trong tĩnh lặng… một tiếng nói từ lương tâm) này làm từ các sợi cước của một nghệ sĩ Nhật Bản, nhìn xa tựa như những cuộn mây trắng đặt trên một chiếc ghế, đọc chú giải mới hiểu được chiếc ghế là một phần của bối cảnh lớp học trong bức ảnh khổ lớn bên cạnh. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ khái niệm về “không gian dị biệt” (heterotopias) của triết gia Pháp Foucault.
Tác phẩm Bombus tạo hình một tổ ong với cả ngàn con ong xếp giấy của họa sĩ Úc gốc Việt Mylyn Nguyen qua sự giới thiệu của một gallery Úc được đông khách tham quan chụp hình và ngắm nghía, mang thông điệp về nhu cầu gần gũi với thiên nhiên của con người và hành trình tìm về một tổ ấm thực sự.
Góc các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam Nguyễn Thế Dũng với những hình người mang đầu bò, được giới thiệu bởi một gallery Hong Kong
Khách tham quan bảo tàng Nghệ thuật Singapore có thể nhìn thấy tác phẩm của họa sĩ Việt Nam Nguyễn Trần Nam được sắp đặt đặt trang trọng ngay trước tòa nhà, với bảng giới thiệu tên tuổi nghệ sĩ bên cạnh.
Đây là một trong các tác phẩm tham dự Singapore Biennale 2013, một trong những sân chơi nghệ thuật lớn nhất cho các họa sĩ Đông Nam Á.
Tác phẩm của một nghệ sĩ Myanmar thể hiện một lớp học ở đất nước của anh. Khi chúng tôi đến, một nhóm học sinh Singapore đang được đưa vào ngồi xung quanh “lớp học” để được nghe giới thiệu về tác phẩm và đất nước Myanmar.
Phải dùng kính lúp để xem tác phẩm thể hiện cái nhìn của tác giả Toni Kanwa (gốc Indonesia) về cuộc sống, linh hồn và vũ trụ.
Tác phẩm sắp đặt hình thành từ hàng ngàn con búp bê cũ mà người ta vứt đi của nghệ sĩ Oscar Villamiel (Philippines) dễ khiến người xem… rùng mình. Những con búp bê này, được thu nhặt từ một bãi rác lớn ở Manila, là nơi sinh sống của hàng ngàn người, và có những em bé đã nhặt những con búp bê của bé khác vứt đi về chơi. Tác phẩm mang ý tưởng: của bỏ đi của người này có thể là kho báu đối với kẻ khác.
Tác phẩm của một nghệ sĩ Nhật Bản, kết hợp giữa nghệ thuật tạo ra những hình ảnh hoạt họa có tầm sâu với âm thanh sống động, khiến người xem như bị hút vào và đi sâu mãi vào một thế giới huyền ảo.
Cổng vào Art Stage Singapore là một tác phẩm bằng tre uốn vòng vèo. Năm nay là năm thứ tư sự kiện này được tổ chức, quy tụ hơn 130 gallery, 600 nghệ sĩ từ 28 nước và hơn 40.000 khách tham gia.
Đó là Art Stage Singapore (Sân khấu Nghệ thuật Singapore, diễn ra từ ngày 16 đến 19.1 tại Marina Bay Sands Expo & Convention Center) và Singapore Biennale 2013 (từ 26.10.2013 đến 16.2.2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Singapore). Giữa rừng tác phẩm muôn màu muôn vẻ mà phải mất vài ngày, thậm chí cả tuần mới xem hết được, chúng tôi vui mừng khi tìm được những tác phẩm của các nghệ sĩ Việt Nam hoặc gốc Việt.
Các tác phẩm đương đại trưng bày trong sự kiện hầu hết đều không dễ hiểu. Chẳng hạn tác phẩm Formation of silence (tạm dịch: Sự hình thành của nỗi im lặng) của nghệ sĩ Juz Kitson, Australia làm từ nhiều chất liệu: nhựa, xương, đất sét, gỗ, lông ngựa và tóc người, diễn tả “chủ đề muôn thuở: tình yêu, cái chết và nỗi khao khát”. Có thể thấy yếu tố dục tính khi nhìn kỹ chi tiết tác phẩm.
Tác phẩm sắp đặt In the stillnesss… a still small voice (Trong tĩnh lặng… một tiếng nói từ lương tâm) này làm từ các sợi cước của một nghệ sĩ Nhật Bản, nhìn xa tựa như những cuộn mây trắng đặt trên một chiếc ghế, đọc chú giải mới hiểu được chiếc ghế là một phần của bối cảnh lớp học trong bức ảnh khổ lớn bên cạnh. Tác phẩm được gợi cảm hứng từ khái niệm về “không gian dị biệt” (heterotopias) của triết gia Pháp Foucault.
Tác phẩm Bombus tạo hình một tổ ong với cả ngàn con ong xếp giấy của họa sĩ Úc gốc Việt Mylyn Nguyen qua sự giới thiệu của một gallery Úc được đông khách tham quan chụp hình và ngắm nghía, mang thông điệp về nhu cầu gần gũi với thiên nhiên của con người và hành trình tìm về một tổ ấm thực sự.
Góc các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam Nguyễn Thế Dũng với những hình người mang đầu bò, được giới thiệu bởi một gallery Hong Kong
Khách tham quan bảo tàng Nghệ thuật Singapore có thể nhìn thấy tác phẩm của họa sĩ Việt Nam Nguyễn Trần Nam được sắp đặt đặt trang trọng ngay trước tòa nhà, với bảng giới thiệu tên tuổi nghệ sĩ bên cạnh.
Đây là một trong các tác phẩm tham dự Singapore Biennale 2013, một trong những sân chơi nghệ thuật lớn nhất cho các họa sĩ Đông Nam Á.
Tác phẩm của một nghệ sĩ Myanmar thể hiện một lớp học ở đất nước của anh. Khi chúng tôi đến, một nhóm học sinh Singapore đang được đưa vào ngồi xung quanh “lớp học” để được nghe giới thiệu về tác phẩm và đất nước Myanmar.
Phải dùng kính lúp để xem tác phẩm thể hiện cái nhìn của tác giả Toni Kanwa (gốc Indonesia) về cuộc sống, linh hồn và vũ trụ.
Tác phẩm sắp đặt hình thành từ hàng ngàn con búp bê cũ mà người ta vứt đi của nghệ sĩ Oscar Villamiel (Philippines) dễ khiến người xem… rùng mình. Những con búp bê này, được thu nhặt từ một bãi rác lớn ở Manila, là nơi sinh sống của hàng ngàn người, và có những em bé đã nhặt những con búp bê của bé khác vứt đi về chơi. Tác phẩm mang ý tưởng: của bỏ đi của người này có thể là kho báu đối với kẻ khác.
Tác phẩm của một nghệ sĩ Nhật Bản, kết hợp giữa nghệ thuật tạo ra những hình ảnh hoạt họa có tầm sâu với âm thanh sống động, khiến người xem như bị hút vào và đi sâu mãi vào một thế giới huyền ảo.
Tàu hủ dồn Hakka món ngon không nên bỏ qua
Tàu hũ dồn là một món ăn có nguồn gốc từ những năm 1960 và chủ yếu được chế biến bằng đậu hũ nhồi nhân cá hoặc thịt heo. Có tên là “đậu hũ nhồi”, món ăn này có thể dễ dàng được tìm thấy tại Malaysia và Singapore. Ngày nay, Tàu hũ dồn được chế biến bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhồi với pate cá như ớt, đậu bắp, đậu hũ, mướp đắng, nấm rơm, váng đậu hũ và cà tím. Những nguyên liệu này có thể được bày bán dưới dạng chế biến sẵn tại các siêu thị và chợ thực phẩm.
Món cá nhuyễn thường được chế biến bằng cách giã nhuyễn thịt cá, thường là cá Ikan Parang (cá Wolf Herring) hay Ikan Tengerri (cá Spanish Mackerel) với một chút hồ và giã cho tới khi trở thành một hỗn hợp dẻo màu trắng. Món Tàu hũ dồn ngon thường có đặc trưng là nhân cá nhuyễn mềm và dai. Những món được chiên ngập dầu như bột chiên, sủi cảo hay Ngo Hiang (nem rán) cũng được phục vụ kèm theo.
Dù ăn khô hay nước, bạn đều có thể ăn thêm với cơm, mì trứng hoặc miến. Nước dùng trong suốt này cũng được dùng để nấu đồ ăn được làm bằng đậu nành và Ikan Billis (cá trứng phơi khô) và có một hương thơm dịu. Nhằm thích ứng với khẩu vị của người dân địa phương, một số hàng ăn nhất định cũng phục vụ thêm món Laksa (món súp cay của người Peranakan) hay các món cà ri. Khi ăn Tàu hũ dồn, một số phụ gia không thể thiếu là tương ớt, tương đậu ngọt và hạt mè.
Tàu hũ dồn Ampang, một phiên bản khác của món ăn
Hakka này của người Malaysia cũng khá phổ biến ở Singapore. Món này được ăn khô và các thành phần của nó được hầm hoặc hấp từ từ nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt. Các hàng ăn có món Tàu hũ dồn Hakka nổi tiếng ở Singapore bao gồm nhà hàng Goldhill Hakka dọc đường Changi và Rong Xin Cooked Food tại Chợ và Trung tâm Ẩm thực Tanjong Pagar. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn dinh dưỡng tại trung tâm ăn uống, hãy gọi món Tàu hũ dồn.
Món cá nhuyễn thường được chế biến bằng cách giã nhuyễn thịt cá, thường là cá Ikan Parang (cá Wolf Herring) hay Ikan Tengerri (cá Spanish Mackerel) với một chút hồ và giã cho tới khi trở thành một hỗn hợp dẻo màu trắng. Món Tàu hũ dồn ngon thường có đặc trưng là nhân cá nhuyễn mềm và dai. Những món được chiên ngập dầu như bột chiên, sủi cảo hay Ngo Hiang (nem rán) cũng được phục vụ kèm theo.
Dù ăn khô hay nước, bạn đều có thể ăn thêm với cơm, mì trứng hoặc miến. Nước dùng trong suốt này cũng được dùng để nấu đồ ăn được làm bằng đậu nành và Ikan Billis (cá trứng phơi khô) và có một hương thơm dịu. Nhằm thích ứng với khẩu vị của người dân địa phương, một số hàng ăn nhất định cũng phục vụ thêm món Laksa (món súp cay của người Peranakan) hay các món cà ri. Khi ăn Tàu hũ dồn, một số phụ gia không thể thiếu là tương ớt, tương đậu ngọt và hạt mè.
Tàu hũ dồn Ampang, một phiên bản khác của món ăn
Hakka này của người Malaysia cũng khá phổ biến ở Singapore. Món này được ăn khô và các thành phần của nó được hầm hoặc hấp từ từ nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon đặc biệt. Các hàng ăn có món Tàu hũ dồn Hakka nổi tiếng ở Singapore bao gồm nhà hàng Goldhill Hakka dọc đường Changi và Rong Xin Cooked Food tại Chợ và Trung tâm Ẩm thực Tanjong Pagar. Vì thế nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn dinh dưỡng tại trung tâm ăn uống, hãy gọi món Tàu hũ dồn.
Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014
Khu vườn độc đáo nhất Singapore
Những khu vườn bên vịnh của Singapore có những tòa nhà mái vòm có hình dạng như chiếc vỏ ốc. Bên trong là các loại cây ô liu cổ thụ của Thổ Nhĩ Kỳ, cây bao báp của châu Âu, cây cỏ của Australia.
Singapore là một quốc gia có diện tích khiêm tốn nhưng luôn ấp ủ nhiều kế hoạch và tham vọng. Một trong số đó là dự án biến Singapore thành một “thành phố trong vườn”, nơi những vườn cây và các công nghệ sinh thái cung cấp năng lượng cho thành phố, vừa mang đến vẻ đẹp cho nơi này.
Trung tâm của dự án là khu vườn “Gardens by the Bay” trị giá đầu tư 773 triệu USD. Đó là một công viên với diện tích hơn 100 ha nằm cạnh vịnh Marine, nơi có những khu phức hợp Casino lớn nhất của thành phố. Sau hai năm kể từ khi mở cửa, Khu vườn bên Vịnh đã trở thành một trong những địa điểm độc đáo và nổi tiếng nhất của Singapore.
Công viên bao gồm 3 khu vườn riêng biệt là Bay South (Vịnh Nam), Bay East (Vịnh Bắc) và Bay Central (Vịnh Trung tâm). Bay East là trung tâm giáo dục lấy bối cảnh là những cánh đồng lúa và hồ sen, trong khi Bay Central là một con đường đi dạo dài 3 km – nơi du khách có thể bao quát khung cảnh của cả Bay East và Bay South.
Hiện chỉ có Bay South được hoàn thành và mở cửa. Bay South được thiết kế bởi công ty Grant Associates của Anh và xây dựng trong vòng 6 năm. Bay South bao gồm 18 siêu cây dựng bằng thép và 2 khu bảo tồn thực vật mái vòm đối xứng là Flower Dome và Cloud Forest.
Hai tòa nhà mái vòm có hình dạng như chiếc vỏ ốc và được bao phủ bởi loại kính đặc biệt hấp thụ ít nhiệt, nhưng tiếp nhận ánh sáng tối đa. Trong đó, trưng bày khoảng 217.000 cây thuộc 800 loài dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.
Khu Flower Dome có môi trường khô ráo, mát mẻ đặc trưng của vùng Địa Trung Hải, phía Tây Nam Phi và Bắc Australia. Bên trong là các loại cây ô liu cổ thụ của Thổ Nhĩ Kỳ, cây bao báp của châu Âu, cây cỏ của Australia… Trong khi đó, khu Cloud Forest lại cho du khách cảm nhận về khí hậu nhiệt đới trên núi như vùng Kinabalu của Malaysia hoặc ở chân núi Himalaya. Ngoài ra, Cloud Forest còn có một ngọn núi cao 35 m với thác nước, những cây đỗ quyên và hoa lan trắng được bố trí tinh tế ở bên trên.
Nguồn điện để làm mát cho các khu mái vòm được cung cấp bởi các tua bin chạy bằng chất thải từ chính khu vườn này và các công viên khác của Singapore. Các siêu cây bằng bê tông và thép ở ngoài hoạt động như những cỗ máy khổng lồ, hỗ trợ cho hoạt động sống của các loài cây như hoa lan của Ecuador và bắt chước chức năng sinh thái của cây thật.
Khu vườn mở cửa hàng ngày từ 9h sáng đến 9h tối. Vé vào cửa là 20 đôla Sing (khoảng 340.000 đồng) cho người lớn và 12 đôla Sing (khoảng 200.000 đồng
Singapore là một quốc gia có diện tích khiêm tốn nhưng luôn ấp ủ nhiều kế hoạch và tham vọng. Một trong số đó là dự án biến Singapore thành một “thành phố trong vườn”, nơi những vườn cây và các công nghệ sinh thái cung cấp năng lượng cho thành phố, vừa mang đến vẻ đẹp cho nơi này.
Toàn cảnh khu sinh thái đã hoàn thành của Gardens by the Bay.
Trung tâm của dự án là khu vườn “Gardens by the Bay” trị giá đầu tư 773 triệu USD. Đó là một công viên với diện tích hơn 100 ha nằm cạnh vịnh Marine, nơi có những khu phức hợp Casino lớn nhất của thành phố. Sau hai năm kể từ khi mở cửa, Khu vườn bên Vịnh đã trở thành một trong những địa điểm độc đáo và nổi tiếng nhất của Singapore.
Công viên bao gồm 3 khu vườn riêng biệt là Bay South (Vịnh Nam), Bay East (Vịnh Bắc) và Bay Central (Vịnh Trung tâm). Bay East là trung tâm giáo dục lấy bối cảnh là những cánh đồng lúa và hồ sen, trong khi Bay Central là một con đường đi dạo dài 3 km – nơi du khách có thể bao quát khung cảnh của cả Bay East và Bay South.
Cảnh khu vườn với ánh sáng lung linh vào buổi tối.
Hiện chỉ có Bay South được hoàn thành và mở cửa. Bay South được thiết kế bởi công ty Grant Associates của Anh và xây dựng trong vòng 6 năm. Bay South bao gồm 18 siêu cây dựng bằng thép và 2 khu bảo tồn thực vật mái vòm đối xứng là Flower Dome và Cloud Forest.
Hai tòa nhà mái vòm có hình dạng như chiếc vỏ ốc và được bao phủ bởi loại kính đặc biệt hấp thụ ít nhiệt, nhưng tiếp nhận ánh sáng tối đa. Trong đó, trưng bày khoảng 217.000 cây thuộc 800 loài dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.
Du khách thăm quan bên trong các khu mái vòm.
Nguồn điện để làm mát cho các khu mái vòm được cung cấp bởi các tua bin chạy bằng chất thải từ chính khu vườn này và các công viên khác của Singapore. Các siêu cây bằng bê tông và thép ở ngoài hoạt động như những cỗ máy khổng lồ, hỗ trợ cho hoạt động sống của các loài cây như hoa lan của Ecuador và bắt chước chức năng sinh thái của cây thật.
Khu vườn mở cửa hàng ngày từ 9h sáng đến 9h tối. Vé vào cửa là 20 đôla Sing (khoảng 340.000 đồng) cho người lớn và 12 đôla Sing (khoảng 200.000 đồng
Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014
Singapore: thành phố ” Xanh”
Khi bạn đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Đến Pháp bạn thường nghĩ đến rượu Vang, đến Hà Lan bạn nghĩ tới hoa Tulip, Trung Quốc bạn nghĩ tới Tự Cấm thành, Australia bạn nghĩ chuột túi Canguru….và khi bạn đến với Singapore đều làm bạn ngạc nhiên đầu tiên đó chính là một đất nước không có rác, bạn có thể bỏ thời gian và đi bộ đến mỏi chân thì cũng không thể nào tìm ra một cọng rác nào trên đường phố của họ cả. Được đánh giá là đất nước ” xanh – sạch -đẹp” nhất thế giới Singapore không hổ danh là một trong bốn con rồng của châu Á.
Du lịch Singapore luôn tự hào với du khách nước bạn là một quốc gia xanh – sạch – đẹp và an toàn. Chính xác như vậy, bất cứ không gian nào cũng đều được trồng cây xanh với ngay cả sân bay, cầu vượt…mọi nơi mang một màu xanh mướt những nơi không trồng cây được thì đặt những chậu cây giả. Ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng của họ rất cao và phạt rất nghiêm khắc việc xả rác hay hút thuốc không đúng khu vực, vì thế nếu bạn có ý định đi du lịch Singapore nên để ý đến các biển báo cấm để thực hiện theo. Họ hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, mỗi người đến Singapore chỉ được mang tối đa một bao thuốc lá qua cửa khấu, còn nếu mua thuốc lá trên đất nước này với giá cắt cổ với 10SGD.
Đi du lịch Singapore hoàn toàn yên tâm về vấn đề an ninh. Nếu như ở Rome, Paris hay Amsterdam ta phải giữ khư khư ví tiền khi đến những nơi công cộng thì ở Singapore có thể nói là thoải mái hơn, thậm chí khi đi dạo ở những khu trung tâm mua sắm đông đúc.
Du lịch Singapore luôn tự hào với du khách nước bạn là một quốc gia xanh – sạch – đẹp và an toàn. Chính xác như vậy, bất cứ không gian nào cũng đều được trồng cây xanh với ngay cả sân bay, cầu vượt…mọi nơi mang một màu xanh mướt những nơi không trồng cây được thì đặt những chậu cây giả. Ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng của họ rất cao và phạt rất nghiêm khắc việc xả rác hay hút thuốc không đúng khu vực, vì thế nếu bạn có ý định đi du lịch Singapore nên để ý đến các biển báo cấm để thực hiện theo. Họ hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, mỗi người đến Singapore chỉ được mang tối đa một bao thuốc lá qua cửa khấu, còn nếu mua thuốc lá trên đất nước này với giá cắt cổ với 10SGD.
Đi du lịch Singapore hoàn toàn yên tâm về vấn đề an ninh. Nếu như ở Rome, Paris hay Amsterdam ta phải giữ khư khư ví tiền khi đến những nơi công cộng thì ở Singapore có thể nói là thoải mái hơn, thậm chí khi đi dạo ở những khu trung tâm mua sắm đông đúc.
Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
6 hoạt động giải trí siêu rẻ ở Singapore
1. Vào công viên nước với giá 1 USD (khoảng 20.000 đồng)
Thời tiết ở Singapore khá nóng bức, vì vậy hầu như quanh năm, các công viên nước đều đông khách. Một trong những điểm đến có cái giá phải chăng nhất là công viên nước Sengkang nơi có giá vé chỉ xấp xỉ 20.000 đồng. Du khách vào tham quan công viên nước này được đắm mình tổ hợp gồm 25 trò chơi khác nhau liên quan đến nước: bể tạo sóng, ống trượt, bể nước nóng…
2. Xem các show trình diễn ánh sáng miễn phí
Mỗi buổi tối khi ngắm nhìn tổ hợp giải trí Marina Bay Sands trên bầu trời Singapore, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một màn trình diễn ánh sáng miễn phí. Vào mỗi buổi tối ngày thường, hệ thống ánh sáng kết hợp với đài phun nước tại đây lại được thắp lên làm nên một cảnh quan lấp lánh, phi thường và mỗi tối cuối tuần, bạn có tới ba cơ hội chiêm ngưỡng chúng. Hệ thống gồm 250.000 ngọn đèn Led hoành tráng, chuyển màu liên tục này chính là một phần mang lại danh tiếng cho Marina Bay Sands.
3. Massage với giá 32 USD (khoảng 640.000 đồng)
Chỉ với 640.000 đồng, bạn sẽ được tận hưởng những giờ massage theo kiểu Trung Quốc thư giãn, thoải mái toàn thân. Nếu chỉ muốn massage chân, bạn sẽ chỉ tốn khoảng 18 USD (360.000 đồng). Lựa chọn các dịch vụ massage khi đi du lịch ở Singapore, bạn vừa đỡ tốn nhiều tiền, lại vừa thư giãn cơ thể, tinh thần, một công đôi việc.
4. Tham quan bảo tàng nghệ thuật đương đại miễn phí
Rất nhiều bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Singapore mở cửa miễn phí đón du khách tham quan. Nổi tiếng nhất trong số đó là bảo tàng SAM (Singapore Art Museum), được xây dựng từ một tòa nhà kiến trúc Phục hưng của năm 1867 với nhiều bộ sưu tập nghệ thuật đương đại tuyệt đẹp. Giờ mở cửa miễn phí là từ 18 đến 21 giờ ngày thứ 6.
5. Thư giãn ở vườn bách thảo Singapore miễn phí
Mở cửa năm 1859, vườn bách thảo Singapore (Singapore Botanic Gardens) là điểm tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần của nhiều người dân bản địa và du khách quốc tế. Quần thể sinh thái trải rộng trên diện tích 183 hecta với những cây dẻ, các giống cây cao su Malaysia, cây bụi Brazil xanh mướt, vườn tre. Trừ khu vườn trồng lan, tất cả các khu vực khác ở vườn đều miễn phí.
6. Du lịch sang nước khác với giá 2 USD
Chỉ phải bỏ ra khoảng 2 USD (40.000 đồng), bạn có thể tới được thành phố Johor Bahru với chuyến xe bus Johore Express khởi hành từ bến Queen Street mỗi 15 phút. Chuyến đi chỉ kéo dài 1 giờ thông qua những cây cầu nối hai đất nước và thủ tục nhập cảnh cũng vô cùng đơn giản.
Thời tiết ở Singapore khá nóng bức, vì vậy hầu như quanh năm, các công viên nước đều đông khách. Một trong những điểm đến có cái giá phải chăng nhất là công viên nước Sengkang nơi có giá vé chỉ xấp xỉ 20.000 đồng. Du khách vào tham quan công viên nước này được đắm mình tổ hợp gồm 25 trò chơi khác nhau liên quan đến nước: bể tạo sóng, ống trượt, bể nước nóng…
2. Xem các show trình diễn ánh sáng miễn phí
Mỗi buổi tối khi ngắm nhìn tổ hợp giải trí Marina Bay Sands trên bầu trời Singapore, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một màn trình diễn ánh sáng miễn phí. Vào mỗi buổi tối ngày thường, hệ thống ánh sáng kết hợp với đài phun nước tại đây lại được thắp lên làm nên một cảnh quan lấp lánh, phi thường và mỗi tối cuối tuần, bạn có tới ba cơ hội chiêm ngưỡng chúng. Hệ thống gồm 250.000 ngọn đèn Led hoành tráng, chuyển màu liên tục này chính là một phần mang lại danh tiếng cho Marina Bay Sands.
3. Massage với giá 32 USD (khoảng 640.000 đồng)
Chỉ với 640.000 đồng, bạn sẽ được tận hưởng những giờ massage theo kiểu Trung Quốc thư giãn, thoải mái toàn thân. Nếu chỉ muốn massage chân, bạn sẽ chỉ tốn khoảng 18 USD (360.000 đồng). Lựa chọn các dịch vụ massage khi đi du lịch ở Singapore, bạn vừa đỡ tốn nhiều tiền, lại vừa thư giãn cơ thể, tinh thần, một công đôi việc.
4. Tham quan bảo tàng nghệ thuật đương đại miễn phí
Rất nhiều bảo tàng nghệ thuật đương đại ở Singapore mở cửa miễn phí đón du khách tham quan. Nổi tiếng nhất trong số đó là bảo tàng SAM (Singapore Art Museum), được xây dựng từ một tòa nhà kiến trúc Phục hưng của năm 1867 với nhiều bộ sưu tập nghệ thuật đương đại tuyệt đẹp. Giờ mở cửa miễn phí là từ 18 đến 21 giờ ngày thứ 6.
5. Thư giãn ở vườn bách thảo Singapore miễn phí
Mở cửa năm 1859, vườn bách thảo Singapore (Singapore Botanic Gardens) là điểm tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần của nhiều người dân bản địa và du khách quốc tế. Quần thể sinh thái trải rộng trên diện tích 183 hecta với những cây dẻ, các giống cây cao su Malaysia, cây bụi Brazil xanh mướt, vườn tre. Trừ khu vườn trồng lan, tất cả các khu vực khác ở vườn đều miễn phí.
6. Du lịch sang nước khác với giá 2 USD
Chỉ phải bỏ ra khoảng 2 USD (40.000 đồng), bạn có thể tới được thành phố Johor Bahru với chuyến xe bus Johore Express khởi hành từ bến Queen Street mỗi 15 phút. Chuyến đi chỉ kéo dài 1 giờ thông qua những cây cầu nối hai đất nước và thủ tục nhập cảnh cũng vô cùng đơn giản.
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014
Singapore và giấc mơ Silicon Valley
Với tham vọng muốn xây dựng một Thung lũng Silicon tại đảo quốc sư tử với số dân tầm khoảng 5,4 triệu người thì có vẻ đó là một giấc mơ. Singapore đang xây dựng bằng nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và thu hút doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy ước mơ này trở thành điều thật sự.
Dường như bị kích thích bởi giao dịch Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD mới đây, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp công nghệ của Singapore đang đặt cược rằng một ngày nào đó, Facebook cũng để ý đến một doanh nghiệp của đảo quốc.
Thực tế, cho đến nay, Singapore vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ Google hay Facebook, thậm chí là chưa có dịch vụ nhắn tin như Wechat của Trung Quốc. Nhưng đảo quốc đã có nhiều thành công trong đổi mới các ngành công nghiệp khác, như công nghệ sinh học, phương tiện truyền thông và giải trí. Đất nước này sở hữu một nền tảng công nghệ vượt bậc và hạ tầng hoàn hảo để triển khai những thương vụ công nghệ.
Bên cạnh đó, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ dân số tiếp cận với internet và sử dụng điện thoại thông minh. Với những chính sách không ngừng cải thiện hạ tầng mạng, vấn đề băng thông sẽ không ảnh hưởng đến sự đổ bộ của các làn sóng công nghệ. Các thương hiệu lớn trong làng công nghệ như Facebook, Google hay Yahoo đều đã có chi nhánh ở đây. Đây là nơi tốt nhất đề gầy dựng một công ty toàn cầu, một phần nhờ vào môi trường kinh doanh mở và thuế ở mức trung bình.
Thay vì đi theo chính sách hạn ngạch của thung lũng công nghệ, Singapore có chính sách visa cởi mở hơn cho những người có đủ phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm. Thậm chí các công ty này có thể cho thuê nhân lực đối với các trung tâm phát triển trong vùng như Việt Nam, Campuchia và Philippines.
Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Lý Hiển Long đã đầu tư 79 triệu USD khởi động giai đoạn đầu của dự án trị giá 16 tỷ USD trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng của Mỹ như Andreessen Horowitz đã đầu tư cho một số doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả trang web video Viki (nhà bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản RakutenInc. đã mua lại với giá 200 triệu USD hồi tháng 9 năm ngoái).
Một công ty công nghệ cao của Singapore thu hút các nhà đầu tư là RedMart, một dịch vụ giao hàng trực tuyến thành lập trong năm 2011, đã thu hút hơn 10 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đồng sáng lập Facebook. Các doanh nghiệp khởi sự “start up” thường nhóm họp tại một tòa nhà, thường được gọi là “Khối 71″, phía tây của trung tâm thành phố.
Hugh Mason, một doanh nhân 47 tuổi người Anh, cho biết có khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp và hơn 1 tỷ USD đầu tư đang hoạt động tại tòa nhà này. Đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ cao của Singapore năm ngoái đạt 1,71 tỷ USD, tăng từ con số 27,9 triệu USD năm 2011. Chính phủ Singapore học hỏi Israel đã phát triển một ngành công nghiệp công nghệ mạnh mẽ trong những năm qua. Đã có một chương trình của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp “start up” từ năm 2010.
Theo chương trình này, chính phủ đồng đầu tư lên đến 85% vốn cho các doanh nghiệp được lựa chọn, tương đương với 500.000 USD. Hiện nay có 15 vườn ươm và hơn 100 doanh nghiệp tham gia chương trình này. Douglas Abrams, người có 14 năm làm việc tại JPMorgan ở New York, cho biết đã có một sự gia tăng đáng kể về sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường công nghệ tại Singapore, đặc biệt là khi doanh nghiệp “start up” được mua hoặc bán chứng khoán.
Razmig Hovaghimian, một người Mỹ 38 tuổi, cho biết đã chọn Singapore làm trụ sở chính cho công ty của mình là vì hòn đảo này gần gũi với các thị trường châu Á quan trọng.
Dường như bị kích thích bởi giao dịch Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD mới đây, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp công nghệ của Singapore đang đặt cược rằng một ngày nào đó, Facebook cũng để ý đến một doanh nghiệp của đảo quốc.
Thực tế, cho đến nay, Singapore vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ Google hay Facebook, thậm chí là chưa có dịch vụ nhắn tin như Wechat của Trung Quốc. Nhưng đảo quốc đã có nhiều thành công trong đổi mới các ngành công nghiệp khác, như công nghệ sinh học, phương tiện truyền thông và giải trí. Đất nước này sở hữu một nền tảng công nghệ vượt bậc và hạ tầng hoàn hảo để triển khai những thương vụ công nghệ.
Bên cạnh đó, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ dân số tiếp cận với internet và sử dụng điện thoại thông minh. Với những chính sách không ngừng cải thiện hạ tầng mạng, vấn đề băng thông sẽ không ảnh hưởng đến sự đổ bộ của các làn sóng công nghệ. Các thương hiệu lớn trong làng công nghệ như Facebook, Google hay Yahoo đều đã có chi nhánh ở đây. Đây là nơi tốt nhất đề gầy dựng một công ty toàn cầu, một phần nhờ vào môi trường kinh doanh mở và thuế ở mức trung bình.
Thay vì đi theo chính sách hạn ngạch của thung lũng công nghệ, Singapore có chính sách visa cởi mở hơn cho những người có đủ phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm. Thậm chí các công ty này có thể cho thuê nhân lực đối với các trung tâm phát triển trong vùng như Việt Nam, Campuchia và Philippines.
Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Lý Hiển Long đã đầu tư 79 triệu USD khởi động giai đoạn đầu của dự án trị giá 16 tỷ USD trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng của Mỹ như Andreessen Horowitz đã đầu tư cho một số doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả trang web video Viki (nhà bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản RakutenInc. đã mua lại với giá 200 triệu USD hồi tháng 9 năm ngoái).
Một công ty công nghệ cao của Singapore thu hút các nhà đầu tư là RedMart, một dịch vụ giao hàng trực tuyến thành lập trong năm 2011, đã thu hút hơn 10 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đồng sáng lập Facebook. Các doanh nghiệp khởi sự “start up” thường nhóm họp tại một tòa nhà, thường được gọi là “Khối 71″, phía tây của trung tâm thành phố.
Hugh Mason, một doanh nhân 47 tuổi người Anh, cho biết có khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp và hơn 1 tỷ USD đầu tư đang hoạt động tại tòa nhà này. Đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ cao của Singapore năm ngoái đạt 1,71 tỷ USD, tăng từ con số 27,9 triệu USD năm 2011. Chính phủ Singapore học hỏi Israel đã phát triển một ngành công nghiệp công nghệ mạnh mẽ trong những năm qua. Đã có một chương trình của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp “start up” từ năm 2010.
Theo chương trình này, chính phủ đồng đầu tư lên đến 85% vốn cho các doanh nghiệp được lựa chọn, tương đương với 500.000 USD. Hiện nay có 15 vườn ươm và hơn 100 doanh nghiệp tham gia chương trình này. Douglas Abrams, người có 14 năm làm việc tại JPMorgan ở New York, cho biết đã có một sự gia tăng đáng kể về sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường công nghệ tại Singapore, đặc biệt là khi doanh nghiệp “start up” được mua hoặc bán chứng khoán.
Razmig Hovaghimian, một người Mỹ 38 tuổi, cho biết đã chọn Singapore làm trụ sở chính cho công ty của mình là vì hòn đảo này gần gũi với các thị trường châu Á quan trọng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)